Câu chuyện hướng nội và hướng ngoại, hướng nào phù hợp với dân IT

Dạo gần đây tôi thấy mọi người đang có phong trào “người hướng nội tự xưng” thì phải. Các trang giải trí, các nền tảng mạng xã hội, các thứ… Đều bàn tán người hướng nội như này, người hướng nội như kia,..v..v. Rồi khi ra đường, ai cũng nhận mình là người hướng nội các kiểu 😂.

Tôi thấy chủ đề này khá thú vị, tìm hiểu về vấn đề này, các bạn sẽ thấy hiểu bản thân mình hơn, có thể phát triển bản thân theo cách tốt nhất. Bài này tôi sẽ chia sẻ về nhóm hướng nội (introvert) và nhóm hướng ngoại (extrovert). Định nghĩa, cách xác định cũng như điểm mạnh và điểm yếu của từng nhóm. Và mình sẽ bonus thêm ý cuối “với dân IT thì hướng nào sẽ phù hợp” nha 😆

Sự sai lệch về định nghĩa hướng nội và hướng ngoại? 🗣

Dạo quanh các trang mạng xã hội, rất nhiều page đăng về các tính huống trong cuộc sống hằng ngày, rồi gán người hướng nội như này, hướng ngoại như kia…

Hay là vụ thảm kịch giẫm đạp lễ hội Halloween tại Itaewon. Các trang MXH đăng tải rất nhiều, không thiếu những comment liên quan tới nhóm người hướng ngoại – hướng nội. Đa số mọi người cho rằng, hướng nội thường thích ở một mình, ít nói, ngại giao tiếp… Còn hướng ngoại thích vào những nơi đông đúc, nhộn nhịp, giao tiếp tốt…

Ngẫm lại thì nó cũng chưa thực sự đúng 🤔. Giao tiếp, ngoại giao, sự tự tin… thì đều đến từ phần kỹ năng 💁. Không hề liên quan tới tính cách gốc của người hướng nội hay hướng ngoại.

Mà kỹ năng thì có thể trau dồi được! 🤷‍♂️

“Ví dụ như những lần đầu đứng trước đám đông, dù có hướng nào đi chăng nữa thì ít nhiều cũng rơi vào trạng thái mất tự tin, run rẩy, lo lắng, nói không lưu loát, không hoạt ngôn 😬. Một ví dụ khác nữa đó là về ngài tổng thống Barack Obama. Để ý thì thấy cách ngài thuyết trình, giao tiếp, tự tin đứng trước hàng vạn người. Thì chắc mọi người sẽ bất ngờ vì ngài là một người có tính cách hướng nội.”

Barack Obama giao lưu với người trẻ Việt Nam
Barack Obama giao lưu với giới trẻ VN (2016)

Tất cả những yếu tố mà mọi người xung quanh tôi đang lấy nó để xác định hướng nội hay hướng ngoại thì đều là các kỹ năng có thể trau dồi được.

Vậy thực sự hướng nộihướng ngoại là gì? 🤷‍♂️

Năng lượng tâm linh về hướng nội và hướng ngoại 👀

Theo nhà tâm lý học Carl Jung:

Hướng nội và hướng ngoại được quy cho hướng của năng lượng tâm linh. Nếu năng lượng tâm linh của một người thường chảy ra ngoài thì người đó là người hướng ngoại, còn khi năng lượng đó chảy vào trong thì đó là người hướng nội.

Những người hướng ngoại cảm thấy tràn trề sinh lực khi giao tiếp với một nhóm người lớn nhưng lại thấy giảm năng lượng khi ở một mình.

Ngược lại, người hướng nội cảm thấy mệt mỏi khi bị bao quanh bởi những người khác nhưng giàu sinh lực và thoải mái khi ở một mình.

Introvert & Extrovert
Introvert & Extrovert

Tóm lại chúng ta đều xuất phát từ cách tiêu thụ năng lượng. Khác nhau cơ bản giữa hướng nộihướng ngoại đó là cách sử dụng năng lượng như thế nào.🤷

Cụ thể, người hướng nội bị mất năng lượng khi ở trong môi trường nhiều người, cần giao tiếp nhiều. Ngược lại, họ sẽ được sạc năng lượng trong môi trường yên tĩnh, nhẹ nhàng, chỉ có 1 hoặc vài người thân xung quanh. Đó là môi trường lý tưởng mà người hướng nội sẽ được sạc năng lượng trở lại.

“Bản thân tôi là người hướng nội 💁‍♂️, sống một mình ở ngay gần Hồ Tây, đi bộ chỉ mất 3 – 5 phút là thấy mặt hồ. Từ lúc tôi bắt đầu chuyển tới ở cho đến bây giờ là gần 3 tháng. Chưa một lần nào tôi chủ động đi ra mặt hồ ngắm khung cảnh ở đó. Bạn bè có biết tôi sống gần đó, cho nên cũng có đôi lần rủ tôi đi cùng. Thú thực, mỗi lần nhận được lời đề nghị tôi sẽ phải đắn đo rất nhiều. Vì tôi phải xả rất nhiều năng lượng để thích ứng với môi trường khói bụi, ồn ào, đông đúc. Vì tôi sống một mình, cho nên sau những cuộc vui chơi đó, tôi đều sạc lại năng lượng rất nhanh chóng.”

Một góc hồ tây chill chill
Tặng độc giả một góc Hồ Tây chill chill 🥰

Nhưng đối với những người hướng ngoại thì ngược lại. Họ sẽ bị tiêu hao năng lượng khi họ ở một mình, và sẽ sạc thêm năng lượng khi ở trong môi trường có thể trò chuyện, giao tiếp với nhiều người.

“Tôi có quen một vài người hướng ngoại, mỗi lần họ đi chơi thì đều phải rủ nhiều người đi cùng. Nếu họ đi một mình, ít nhất cũng phải tìm đến các chốn đông người như quán bar, concert, phố đi bộ… Vì những lúc như vậy, họ sẽ được nạp lại năng lượng. Ngược lại, nếu một lý do nào đó mà buộc họ ở một mình. Thì quả thực sẽ rất là khó chịu đối với họ. Lúc đó, họ thường có xu hướng ngủ cho qua ngày 😂. Hoặc họ sẽ tự đi ra ngoài để tránh bị mất năng lượng, mặc dù đang là 2 – 3 giờ sáng.”

Mặc dù rất nhiều người xem hướng ngoại và hướng nội là một câu hỏi chỉ với hai lời đáp: đúng hoặc sai.

Nhưng có một thứ nó vừa thể hiện đúng, vừa thể hiện sai đó chính là Ambivert.

Ambivert giao thoa giữa introvert và extrovert
Ambivert giao thoa giữa introvert (hướng nội) và extrovert (hướng ngoại)

Ambivert là một thuật ngữ dùng để mô tả những người nằm giữa hai nhóm hướng ngoại và hướng nội. Một số trường hợp thì nó thiên về hướng nội nhiều hơn nhưng vẫn có vài tính thiên về hướng ngoại. Và ngược lại.

Một ví dụ nho nhỏ về hướng nội - Ambivert - hướng ngoại
Một thí dụ nho nhỏ về hướng nội – Ambivert – hướng ngoại

Những người thuộc Ambivert thường rất khó xác định chính xác mình thuộc nhóm nào.

Những lợi thế – bất lợi của từng nhóm trong xã hội hiện đại

Trong xã hội ngày nay, nhóm thiên về hướng ngoại sẽ có nhiều lợi thế. Bởi tính cách hòa đồng, khả năng làm việc nhóm, ngoại giao tốt cho nên thường sẽ xây dựng được rất nhiều mối quan hệ. Có mối quan hệ sẽ giúp đỡ rất nhiều trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Nói như vậy không có nghĩa là hướng ngoại sẽ không có khó khăn của họ. Như đợt dịch Covid-19 vừa rồi, trong khi người hướng nội có thể thoái mái ở trong nhà vài tháng, thì đó lại là khoảng thời gian khó khăn đối với nhóm người hướng ngoại.

Câu chuyện của một số người extrovert trong đợt Covid-19 😂
Câu chuyện của một số người extrovert trong đợt Covid-19 😂

Hay cũng chính bởi giỏi làm việc nhóm, nên đồng thời sẽ gặp bất lợi khi làm việc một mình những công việc đòi hỏi sự tập trung, nghiên cứu chuyên sâu, không có nhiều đồng nghiệp xung quanh. Tuy nhiên, đây đều là những kỹ năng, mà kỹ năng thì có thể tập luyện được.

Tất cả những điểm mạnh – yếu của nhóm hướng ngoại thì sẽ ngược lại với nhóm hướng nội. Nhóm hướng nội sẽ gặp khó khăn khi giao tiếp, xây dựng mối quan hệ. Trong một cuộc họp thì họ thường là người nói ít hơn, suy nghĩ nhiều hơn. Bù lại họ có khả năng độc lập, chủ động cảm xúc của mình, làm bạn với chính mình. Bên cạch đó, họ có sự tập trung tốt, khả năng nghiên cứu, trí tưởng tượng cao…

Bonus: hướng nào phù hợp với dân IT ??? 💁‍♂️

IT hay cụ thể là lập trình viên, công việc của họ là suốt ngày đối mặt với máy tính 🧑‍💻, thường ít nói, không thường xuyên đi lại. Họ cần phải có khả năng nghiên cứu, tìm tòi và giải quyết vấn đề một cách độc lập. Vậy nhóm hướng nội rõ ràng có lợi thế hơn đối với lập trình viên.

Nhưng tính cách chỉ là một phần của con người. Khả năng nghiên cứu, học hỏi nó đều là những kỹ năng có thể học được.🤩

Tôi có một vài người hướng ngoại theo ngành lập trình này. Một vài người có kỹ năng nghiên cứu, giải quyết vấn đề không hề kém cạnh so với người khác. Ngược lại, họ còn nhiệt tình chủ động hỗ trợ các thành viên trong team, sôi nổi trong các hoạt động của công ty 🙋. Ít nhiều thì họ thường được mọi người yêu quý, coi là một phần không thể thiếu ở công ty 😂. Cuối tuần, họ có thể đi chơi để lấy lại năng lượng, sẵn sàng cho tuần tiếp theo.

Có thể thấy hướng nội hay hướng ngoại thì đều có thể phù hợp để làm lập trình viên. Quan trọng nhất vẫn là xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình. Để rồi có thể lựa chọn các kỹ năng mà mình cho là cần thiết. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của mình. Hi vọng bài viết mang lại giá trị nhất định nào đó tới mọi người. Happy reading 🥰🥰

You may also like...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *